-
Mexyl MZ 72WP
- Đăng ngày 12-11-2013 07:22:26 PM - 4705 Lượt xem
- Giá bán: Liên hệ
-
Bệnh xâm nhập vào miệng cạo và lớp vỏ tái sinh tiếp giáp với miệng cạo. Sau đó, bệnh lan dần dọc theo mạch dẫn trên vỏ tái sinh, tạo thành các sọc nâu đen theo chiều thẳng đứng. Khi bị nặng, từ lớp vỏ tái sinh, mủ rỉ ra bị biến vàng và bốc mùi hôi thối
Bên cạnh đó, các biện pháp khai thác để có sản lượng mủ cao cũng được ráo riết thực hiện, đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số dịch bệnh phát triển. Một trong những dịch hại nguy hiểm thường xuất hiện trong mùa mưa là bệnh loét sọc mặt cạo cao su. Bệnh đã làm giảm sản lượng mủ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tái tạo vỏ mới của cây.
* Triệu chứng:
Bệnh xâm nhập vào miệng cạo và lớp vỏ tái sinh tiếp giáp với miệng cạo. Sau đó, bệnh lan dần dọc theo mạch dẫn trên vỏ tái sinh, tạo thành các sọc nâu đen theo chiều thẳng đứng. Khi bị nặng, từ lớp vỏ tái sinh, mủ rỉ ra bị biến vàng và bốc mùi hôi thối. Một phần hay toàn bộ phần vỏ tái sinh của mặt cạo biến màu nâu đen và thối loét.
*Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh:
Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa, đặc biệt ở các tháng mưa nhiều. Bệnh được lan truyền bằng động bào tử của nấm qua nước mưa, gió, qua dao cạo mủ... Bệnh thích hợp trong điều kiện các vườn cao su rậm rạp, có ẩm độ cao và mát. Bệnh cũng thường xuất hiện ở vườn bón thừa phân đạm, nhưng lại thiếu các biện pháp phòng ngừa như bôi thuốc, bôi vaseline chống ướt trong mùa mưa. Chế độ cạo quá dày (do không dùng chất kích mủ để giảm số lần cạo), cạo phạm vào gỗ, cạo khi cây còn ướt, cạo sát đất trong mùa mưa… cũng là một trong các điều kiện thuận lợi để bệnh xâm nhập.
* Một số biện pháp phòng trị đã được ứng dụng và cho hiệu quả cao:
- Trước tiên, nên chọn một số giống ít nhiễm bệnh để trồng.
- Vệ sinh vườn, trừ cỏ dại, để tạo sự thông thoáng trong vườn cây. Không tạo tán cây cao su quá thấp.
- Ngăn không cho nước mưa từ vườn khác chảy vào vườn cao su.
- Bón phân tránh bị dư đạm, vì sẽ làm vườn cây rậm rạp, dễ nhiễm bệnh. Nếu có thể được thì nên sử dụng thêm các loại phân bón lá như Multi-K hay Polyfeed 15-15-30 để tăng cường sức chống chịu sâu bệnh của cây.
- Không cạo khi cây còn ướt, không cạo phạm, không cạo quá thấp (quá gần mặt đất) vì như vậy dễ làm đất văng lên miệng cạo lúc mưa.
- Sử dụng chất kích thích mủ Sagolatex 2.5PA, để làm giảm số lần cạo cũng là biện pháp hạn chế nhiễm bệnh.
- Định kỳ vệ sinh mặt cạo, miệng cạo và bôi thuốc Mexyl MZ 72WP với nồng độ 2% (pha 20g thuốc trong 1 lít nước) và bôi thêm lớp vaseline để chống ướt. Hiện nay, trong mùa mưa, nhiều công ty cao su và trang trại đã bôi thuốc để phòng bệnh từ 1-2 lần/tháng. Những tháng mưa dầm thì người ta bôi phòng bệnh tới 3 lần/tháng. Đặc biệt chú ý phòng ngừa thật tốt, nếu vườn đã được trồng bằng các dòng cao su vô tính bị nhiễm bệnh nặng như: RRIM 600, PB 310, PB 255, PR 255...
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện cây bệnh và xử lý thuốc kịp thời. Những cây bị bệnh, được đánh dấu và nghỉ cạo, rồi quét thuốc Mexyl MZ 72WP một tuần 2 lần cho đến khi khỏi bệnh mới cạo lại, nhằm tránh lây lan sang các cây khác qua dao cạo. Lưu ý trước khi bôi thuốc điều trị, cần vệ sinh mặt cạo và miệng cạo, bóc phần bị hư thối và dùng dao sắc gọt nhẹ phần vỏ bị nhiễm bệnh đã biến màu.
- Vận động và giúp đỡ những vườn cao su lân cận cùng phòng trừ để hạn chế tích lũy nguồn bệnh, tránh lây lan lẫn nhau.
Cơ sở vật tư khai thác Cao Su Ngọc Kha - www.ngockha.com
Chào mừng quý khách hàng đã ghé thăm Website Cơ sở vật tư khai thác cao su Ngọc Kha. Lời đầu tiên, thay mặt cho cơ sở vật tư khai thác cao su Ngọc Kha, tôi xin gửi đến Quý Khánh Hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất! Cơ sở chúng tôi tọa lạc tại địa chỉ:...
-
Hiện tượng mất mủ trên cây Cao Su - Nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
-
Một số bệnh hại quan trọng trên cây Cao Su
-
Sáng kiến vệ sinh chén hứng mủ
-
Sáng chế cây bôi keo trên cao
-
Tâm sự của chén, kiềng, máng
-
Ngành cao su năm 2015 dự báo hồi phục nhờ nhu cầu tăng
-
Sản xuất chén nhựa hứng mủ cao su - ngockha.com
-
Chén kiềng máng cao su
-
Dự báo giá cao su năm 2016: Sẽ ấm lên?
-
Vật tư cao su
Tin tức & kiến thức

Một số bệnh hại quan trọng trên cây Cao Su
Hiện nay trên cây cao su ở vùng Đông Nam bộ bệnh héo đen đầu lá, bệnh rụng lá mùa mưa, bệnh nấm hồng nhất là bệnh Vàng rụng lá (đốm xương cá) đang gây...

Hiện tượng mất mủ trên cây Cao Su - Nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Thời gian gần đây, giá cao su nguyên liệu tăng cao, thị trường cao su trong nước và xuất khẩu luôn sôi động, chính vì vậy việc gia tăng cường độ cạo ở...

Sáng chế cây bôi keo trên cao
Cấu tạo của “cây bôi keo” trên cao gồm: Cây tầm vông, cây gỗ hoặc cây i-nốc chiều dài tùy thuộc vào độ cao của máng che mưa để làm cần, một bộ cụm...

Ngành cao su năm 2015 dự báo hồi phục nhờ nhu cầu tăng
Thị trường cao su thiên nhiên năm 2015 dự báo sẽ hồi phục khi nhu cầu tại các nước tiêu thụ tăng và nguồn cung giảm.

Tâm sự của chén, kiềng, máng
Trong 3 đứa chúng mình, tớ thấy mình khổ nhất, suốt ngày phải đứng yên không được lay động, dùng hết sức nâng đỡ cáccậu mỏi nhừ cả chân, mệt muốn xỉu...

Dự báo giá cao su năm 2016: Sẽ ấm lên?
Giá cao su thiên nhiên đã trải qua 3 năm liên tiếp “nguội lạnh”, song các dự báo mới nhất cho thấy, mặt hàng “vàng trắng” có thể sẽ “ấm” lên trong năm...

Chén kiềng máng cao su
Chuyên cung cấp sỉ và lẻ các mặt hàng: Chén Kiềng Máng che mưa, Che tô, Máng đóng, Keo dán, Keo chế, Dây đen, Đèn Pin, Đá mài, Dao cạo, kim bấm, Máy...

Vật tư cao su
Chuyên cung cấp sỉ và lẻ các mặt hàng: Chén Kiềng Máng che mưa, Che tô, Máng đóng, Keo dán, Keo chế, Dây đen, Đèn Pin, Đá mài, Dao cạo, kim bấm, Máy...

Sáng kiến vệ sinh chén hứng mủ
Trước hết là ủ chén bằng amoniac được pha theo tỷ lệ 1 kg amoniac với một thau 10 lít nước, nhúng từng chén một vào dung dịch này, sau đó bỏ vào bịch...

Sản xuất chén nhựa hứng mủ cao su - ngockha.com
Xưởng sản xuất chén nhựa hứng mủ cao su. Đa dạng mẫu mã, chất lượng đảm bảo tốt nhất, giá cả cạnh tranh. 0907 632 688 - 0947 632 688 - 0927 632 688....